0988706411
Do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt bởi mưa gió thì vấn đề chống thấm dột tường và trần nhà là rất cao. Nếu như chẳng may không có cách chống thấm trần nhà kịp thời sẽ gây nên ảnh hưởng đến chất lượng cùng độ an toàn của của công trình, nhà ở. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn đến quý vị và các bạn cách chống thấm trần nhà bê tông đơn giản, hiệu quả nhất để quý vị và các bạn tham khảo.
Trần nhà bê tông đang là một trong những xu hướng mới, sử dụng các loại vật liệu thế giới mới mà các công trình đang theo đuổi. Những vật liệu bê tông này không những tồn tại các bộ phận kiến trúc khác nhau mà còn tham gia, tồn tại vào những món đồ nội thất khác như bàn ghế, quầy, giá kệ…với vai trò chính là vật liệu để trang trí.
Vật liệu bê tông cốt thép ra đời tại châu Âu vào cuối thế kỷ 19, đây là một trong những bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành kiến trúc.
Trần nhà bê tông bao gồm các hỗn hợp đổ vữa xi măng kết hợp cùng đá với sỏi, bên trong được kết hợp cùng thép để giúp tăng độ chịu lực.
Nhờ có việc đổ trần nhà bằng bê tông, các toà nhà, bức tường vươn cao hơn, cây cột cũng được xây nhỏ lại và hình thức kiến trúc mở khiến cho phong cách kiến trúc trở nên phong phú và đa dạng hơn. Hệ thống bê tông, cốt thép được sử dụng trong quá trình giúp biến hoá và đa dạng hơn.
Bên cạnh đó việc lựa chọn nguyên liệu để thực hiện cũng dễ dàng tạo nên bê tông cốt thép, dễ khai thác, dễ lấy trong tự nhiên hơn cát, sỏi, đá, xi măng, thép) nên giá thành của bê tông cốt thép tương đối rẻ, dễ dàng mang đến khả năng ứng dụng rộng rãi tại các địa bàn, địa hình với các loại công trình khác nhau. Do đó, việc chống thấm trần nhà bê tông chủ yếu được sử dụng thường được ứng dụng trong các mẫu biệt thự, nhà phố đẹp hiện nay.
Trần nhà bê tông mang đến nét đẹp riêng đến từ màu sắc đơn giản và sự thô ráp, đặc trưng hơn cả chính là màu xám của xi măng. Tuy vậy, để giúp bề mặt trần nhà trở nên đẹp hơn, chuẩn hơn thì không dễ, đòi hỏi chất lượng về bê tông thì không dễ dàng, đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Tất cả cac hệ thống kỹ thuật đi ngầm cần phải đấu nối, lắp đặt chuẩn xác nhất trước khi được tiến hành đổ bê tông.
Kỹ thuật đổ bê tông sàn, dầm, cột đạt tiêu chuẩn
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng trần bê tông lại bị xuất hiện những lỗ nhỏ li ti hoặc những mao mạch rạn nứt nhỏ. Tùy thuộc vào độ bên của mật độ sắt hay bê tông, mật độ mái giằng và kỹ thuật lắp đặt, đổ bê tông mà số lượng những lỗ li ti nhỏ, mật độ những mao mạch bị nứt tại trần nhà cũng khác nhau. Những lỗ này khi được kết nối cùng nhau bên trong tại sàn và nước sẽ thâm nhập trong từng mao mạch nên dễ bị thấm nước, ẩm ướt.
Ngoài ra, bê tông vốn có điểm yếu trong vấn đề co giãn, lỗ rỗng và vết nứt, lỗ rỗng nên sẽ hình thành nên sự co ngót khi lạnh, sự giãn nở nhiệt. Vì thế, nước sẽ có thể thấm qua từng mao mạch, khoảng trống. Do đó, việc đưa ra cách chống thấm trần nhà là rất cần thiết để nhà không bị rò rỉ, thấm nước khi phải tiếp xúc với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt.
Chuyên mục kinh nghiệm xây nhà chia sẻ cho bạn những cách chống thấm trần nhà hiệu quả nhất được áp dụng phổ biến.
Sika proof Membrance vốn là một trong số các vật liệu chống thấm theo dạng màng lỏng bitum polume cải tiến gốc nước, thành phần khác là loại thi công nguội. Tác dụng của phương pháp thi công Sika Proof Membrance tương tự giống như lớp chống thấm bên dưới lòng đất dành cho những bề mặt bê tông và vữa trát, sử dụng loại chống thấm sàn mái phẳng, tầng hầm, ban công và tường…
Chống thấm trần nhà bê tông bằng Sikaproof Membrance vừa tiện ích, dễ dàng mua và sử dụng, giá thành thấp, nhanh khô, tạo thành lớp phủ bền chặt , linh hoạt, lấp kín và kết dính tuyệt hảo những vết nứt, không mùi, không bị dính tay, không chứa dung môi.
Cách chống thấm bằng trần nhà bê tông này, bạn cần phải lưu ý đến việc cần phải đảm bảo làm sách bề mặt qua lớp lót Primer gốc nhựa đường ( có nghĩa là không được phép chưa bụi bẩn và luôn khô ráo). Khi dán nhựa đường cần không được cuốn nếp, phải dán thẳng hàng. Các vạt cần phải được dán liền kề chồng lên nhau khoảng 10cm, ở vạn cuối dán chồng lên khoảng 15 cm. Tại những vị trí góc giao với tường cần phải dán nhựa đường lên tường khoảng 15cm. Cần phải gia cố thêm những điểm yếu tại phần chân tường giao với sàn, khe lún, cổ ống thoát nước…
Một trong những cách chống thấm trần nhà bê tông được sử dụng nhiều nhất là sử dụng cách khò nóng, tự dính. Mỗi loại lại có ưu nhược điểm khác nhau:
- Màng chống thấm tự dính: chủ yếu là ở dạng tấm, được phủ một lớp màng HDPE móng trên lớp bề mặt, là loại nhựa chịu nhiệt đặc biệt tốt trong môi trường chất lỏng, dung dịch nên không bị rỉ, không bị tác động bởi dung dịch axit và kiềm, muối hay nước mưa.
Khi thực hiện chống thấm trần nhà bê tông mang đến hiệu quả giúp chống dột triệt để, dễ dàng, thi công đơn giản, khả năng bám dính cực tốt tại bề mặt thi công nên thường được dùng nhiều cho các công trình đường, hầm, cống… Nhược điểm của cách thực hiện này chính là sẽ xuất hiện các mối nối giữa các tấm màng.
- Màng khò nóng: Hay còn gọi là loại màng chống thấm khò nóng gốc Bitum, màng chống thấm dẻo mang đến khả năng chống tia tử ngoại UV, khả năng chịu nhiệt, chống thấm cao, an toàn và thân thiện với sức khỏe con người, giúp cho môi trường không gian không độc hại. Tuy nhiên, nhược điểm là thi công phức tạp, cần phải có kỹ thuật gia nhiệt chuyên nghiệp, khò nóng chảy giúp tạo độ kết dính.
Khi thuê đơn vị thiết kế nhà chuyên nghiệp trong bộ hồ sơ thi công đều đã được tính toán các khả năng có thể xảy ra với ngôi nhà và đều có biện pháp xử lý trước đó để tránh rủi ro gặp phải trong quá trình sử dụng.
Công trình, đặc biệt là trần nhà khi bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ ngôi nhà phá hủy kết cấu bê tông, ố mốc, nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người sống trong ngôi nhà. Do vậy, nếu như có dấu hiệu về thấm dột, nấm mốc, chúng ta cần phải có biện pháp và cách chống thấm trần nhà ngay. Mái nhà bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng đến tổng thể tấm thẩm mỹ của ngôi nhà.
Đặc biệt, là tại phần trần nhà, luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết, môi trường nên khả năng bị hao mòn, thấm dột cũng dễ sàng xảy ra. Do đó, để có thể hạn chế tối đa những hậu quả mà thấm dốt gây nên, bạn cần phải có phương án chống thấm dột trần nhà bê tông. Trên đây là một số gợi ý về cách chống thấm, chống dột bê tông, hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích, hiệu quả nhất mà những phương án này mang lại.