0988706411
Thiết kế hệ thống thông gió đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt gia đình và môi trường làm việc. Không gian sống học tập và làm việc thoáng mát, không trí trong lành là điều điện cần phải có để đảm bảo sự thành công. Những ngôi nhà diện tích nhỏ xây dựng ở nơi mật dân cư đông đúc như tại Hà Nội, Sài Gòn, nhà liền nhà ( chung vách ) hệ thống thông gió luôn được đặt lên hàng đầu khi tối ưu phương án thiết kế. Băn khoăn không biết nên làm thế nào để thiết kế hệ thống thông gió nhà sao cho hiệu quả, cân đối và phù hợp nhất. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn có được những gợi ý hay áp dụng vào công trình của gia đình.
Hệ thống thông gió được hiểu nôm na là quá trình thay thế hoặc “ thay đổi” không khí tại bất kì không gian nào để có thể cung cấp nguồn khí tự nhiên chất lượng cao vào không gian bên trong để giúp bổ sung oxy, kiểm soát nhiệt độ hoặc loại bỏ một số thành phần khí độc bên trong như mùi khói, mùi ẩm, mùi hôi hoặc vi khuẩn, bụi từ không khí hay khí độc carbon dioxide.
Thực hiện thông gió mục đích chính là giúp loại bỏ những mùi khó chịu, hơi ẩm hoặc không khí từ bên ngoài vào giúp duy trì sự lưu thông khí tại các căn nhà, giúp ngăn chặn được tình trạng trì trệ khi nguồn khí không được lưu thông vào bên trong.
Những lợi ích của việc thông gió tự nhiên bao gồm:
Cải thiện chất lượng không khí bên trong (IAQ)
Tiết kiệm năng lượng
Giảm lượng khí thải nhà kính
Kiểm soát người sử dụng
Giảm các chứng bệnh văn phòng
Tăng năng suất làm việc
Việc đưa không khí ngoài trời có chủ ý có thể được phân loại thành thông gió cơ học, hoặc thông gió tự nhiên . Thông gió cơ học sử dụng quạt để điều khiển luồng không khí ngoài trời vào tòa nhà. Điều này có thể được thực hiện bằng áp lực (trong trường hợp các tòa nhà chịu áp lực dương), hoặc bằng cách khử áp (trong trường hợp hệ thống thông gió khí thải). Nhiều tòa nhà thông gió cơ học sử dụng kết hợp cả hai, với hệ thống thông gió được tích hợp vào hệ thống HVAC .
Thông gió tự nhiên là luồng không khí thụ động ngoài trời có chủ ý vào một tòa nhà thông qua các lỗ mở theo kế hoạch (như cửa gió, cửa ra vào và cửa sổ). Thông gió tự nhiên không yêu cầu hệ thống cơ học để di chuyển không khí ngoài trời, nó phụ thuộc hoàn toàn vào các hiện tượng vật lý thụ động, chẳng hạn như khuếch tán , áp lực gió hoặc hiệu ứng ngăn xếp . Hệ thống thông gió chế độ hỗn hợp sử dụng cả quá trình cơ học và tự nhiên. Các thành phần cơ học và tự nhiên có thể được sử dụng kết hợp với nhau hoặc riêng rẽ vào các thời điểm khác nhau trong ngày hoặc mùa trong năm. Vì thành phần tự nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường không thể đoán trước, nó có thể không phải lúc nào cũng cung cấp một lượng thông gió thích hợp. Trong trường hợp này, các hệ thống cơ học có thể được sử dụng để bổ sung hoặc điều chỉnh dòng chảy tự nhiên.
a. Thông gió kiểu thổi
Khí CO2 và những bụi bẩn được thổi ra ngoài qua những lỗ thoáng nhỏ thiết kế trên các bức tường nhà. Có được điều này là do kỹ sư tính toán được sự chệnh lệch áp suốt môi trường bên trong và bên ngoài. Phương pháp không tốn chi phí đầu tư thiết bị hiện đại để làm hệ thống thông gió, sử dụng được nguồn gió, không khí tự nhiên trong lành tốt cho sức khỏe nhưng thay vào đó là cần phải người có chuyên môn lên ý tưởng ngay từ phương án thiết kế nhà để có thể áp dụng được. Ngoài ra có thể thoát những khí dương ra ngoài phần nào tác động không tốt đến phong thủy nhà ở.
b. Thông gió kiểu hút
Phương pháp này áp dụng trong từng không gian cụ thể như nhà bếp. Ưu điểm của hệ thống thông gió kiểu hút có thể hút trực tiếp không khí mùi tại nơi chúng ta cần. Từ đó, mùi sẽ được ngăn chặn không thể tràn ra các khu vực khác trong phòng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có. Mặt khác, không khí tràn vào phòng là tự do, không kiểm soát được.
c. Thông gió kết hợp
Kết hợp cả thổi không khí sạch vào không gian và hút xả không khí ngột ngạt ra ngoài. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất, mang lại những làn gió tươi mát nhất vào trong phòng. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này đó chính là chi phí đầu tư cao.
a. Thông gió tự nhiên
Thông gió tự nhiên hay còn gọi là hệ thống thông gió thụ động, là hệ thống trao đổi không khí bên trong và bên ngoài thông qua sự chênh lệch nhiệt độ không khí. Dựa vào những kinh nghiệm xây nhà từ các bài viết được chia sẻ bởi An Nhiên bạn có thể tự áp dụng phương pháp này vào không gian sống một cách đơn giản.
b. Thông gió cưỡng bức
Thông gió cưỡng bức là nguồn không khí được điều khiển thông qua một thiết bị điều khiển nào đó như quạt.
a. Thông gió tổng thể
Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình, nhà ở.
b. Thông gió cục bộ
Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các phòng có chứa các chất độc hại lớn.
a. Thông gió bình thường
Mục đích của thông gió là đào thải các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp không gian sống dễ chịu, trong lành cho con người.
b. Thông gió sự cố
Các chung cư cao cấp, văn phòng, nhà xưởng...đều có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục các sự cố khẩn cấp.
Ví dụ: Khi xảy ra hoả hoạn: Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm. Hệ thống hút gió hoạt động và tạo áp lực dương trên những đoạn này để mọi người thoát hiểm dễ dàng.
Đối với các công trình nhà dân chủ yếu dựa vào sự xâm nhập để đáp ứng nhu cầu thông gió của họ, một biện pháp thông gió phổ biến là tốc độ thay đổi không khí (hoặc thay đổi không khí mỗi giờ ): tốc độ thông gió hàng giờ chia cho thể tích của không gian ( I hoặc ACH ; đơn vị 1 / h). Trong mùa đông, ACH có thể dao động từ 0,50 đến 0,41 trong một ngôi nhà kín khít đến 1,11 đến 1,47 trong một ngôi nhà kín khí.
ASHRAE hiện khuyến nghị tỷ lệ thông gió phụ thuộc vào diện tích sàn, như là một sửa đổi đối với tiêu chuẩn 62-2001, trong đó ACH tối thiểu là 0,35, nhưng không dưới 15 CFM / người (7.1 L / s / người). Kể từ năm 2003, tiêu chuẩn đã được thay đổi thành 3 CFM / 100 sq. (15 l / s / 100 sq. M.) Cộng với 7,5 CFM / người (3,5 L / s / người).
Đặc điểm của nhà ống chính là luôn có mặt tiền nhỏ, những ngôi nhà được bố trí tập trung san sát nhau. Mỗi không gian của nhà ống bị bịt gần như kín mít và không có cửa sổ để tạo nhu cầu trao đổi với nguồn không khí từ bên ngoài. Như đã nói phía trên, nhà ống thường rất bí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sinh sống bên trong. Do đó, giải pháp dành cho hệ thống thông gió nhà ở cho loại hình này để vừa mang đến bầu không khí trong lành, vừa tiết kiệm được điện năng, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình là hoàn toàn cần thiết.
Dưới đây là một số giải pháp thông gió cho nhà ống:
- Màu sắc và cảm giác: Nên chọn những màu lạnh để tạo cảm giác mát mẻ thay vì những màu nóng. Trên thực tế, những cảm nhận về màu sắc và cảm giác chính là một trong những hiệu ứng giúp đánh lừa cảm giác tốt hơn là chúng ta nghĩ.
- Vấn đề về giải pháp thông gió tự nhiên: Hệ thống thông gió tự nhiên thường thấy nhất chính là thông qua cửa sổ. Những khuyết điểm cùng sự bí bách được thiết kế tại phần cửa sổ sẽ giúp thay đổi hoàn toàn bầu không khí cũng như không gian, không khí trong nhà, cho bạn cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.
Trong nhiều năm gần đây thiết kế nhà hoặc căn hộ nhà chung cư chủ yếu được bố trí theo 4 loại mặt bằng căn chỉnh phổ biến gồm: dạng đơn nguyên, dạng tháp hay dạng hành lang. Tất cả những mẫu nhà này đều xây dựng theo phong cách ít cửa sổ, bịt kín hoặc sử dụng cửa sổ nhưng không có nhiều chức năng trong việc trao đổi với nguồn không khí bên ngoài.
Vấn đề về hệ thống thông gió nhà ở này cũng được ứng dụng tại các không gian nhà ở, nhà phố, nhà xưởng… Thông thường, tại những mẫu nhà này, muốn thông gió, người ta thường phải dùng loại điều hòa để giúp làm lạnh không khí, tạo được luồng không khí thông thoáng, tươi mát. Tuy nhiên, nếu như duy trì tình trạng này lâu dài sẽ mang đến mối nguy hại khôn lường cho sức khỏe.
Do đó, chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp về hệ thống thông gió nhà ở nói chung và các loại hình nhà ở nói riêng giúp quý khách hàng tham khảo.
Nhìn chung, những ngôi nhà cao tầng thường sẽ có thiết kế theo kiểu thiết kế bao gồm: sân, vườn, ao và hồ. Do đó, những yếu tố này thường ảnh hưởng tích cực đến nguồn gió thổi lên. Quá trình bốc hơi tại bề mặt của nước sẽ khiến sinh ra hơi ẩm và khiến nhiệt độ của không khí tại môi trường đó giảm xuống. Đây cũng là giải pháp thiết kế hệ thống thông gió đầu tiên dành cho các công trình nhà cao tầng.
- Bố trí từng không gian về hệ thống thông gió dành cho toàn bộ tổng thể công trình: Những không gian chức năng chính ở dây sẽ bao gồm các căn hộ thuộc tổng thể, vị trí tại không gian mở. Trong đó, nên thiết kế theo bố cục phương đứng và phương ngang để giúp làm thay đổi hướng và những áp lực từ nguồn gió tự nhiên thổi đến, tạo điều kiện thuận lợi dành cho tổng thể công trình hay hệ thống kĩ thuật hỗ trợ.
- Bố trí mặt bằng căng hộ theo môi trường tiếp cận tự nhiên: Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí, cấu trúc hình khối của từng căn hộ và mặt bằng. Hình khối cấu trúc của công trình bao gồm: diện tích địa lý, số lượng các phòng chức năng của căn hộ hoặc một số vấn đề về hệ thống kỹ thuật cần thiết.
- Hướng công trình và việc bố trí các công trình tại khu vực: Tốt nhất là nên chọn những hướng có nhiều gió lưu thông và bố trí nhà theo dạng hình nhà cao tầng hình chữ U, chữ V hay chữ L để giúp mang đến tác động tuyệt đối dành cho nguồn gió.
Yêu cầu về thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng hoàn toàn là bắt buộc. Nó không những giúp tạo độ thông thoáng dành cho không gian, môi trường làm việc mà còn có khả năng hỗ trợ làm giảm những rủi ro khi xảy ra cháy nổ do các thiết bị hay không gian chật chội, bí bách mang lại. Dưới đây là một số phương pháp thiết kế dành cho hệ thống thông gió nhà xưởng:
- Đối với phương pháp thông gió tự nhiên: Cách để đảm bảo sự thông thoáng dành cho toàn bộ môi trường làm việc. Thông gió tự hiên bằng cách bố trí hệ thống các cửa lấy gió, đưa gió ra ngoài một cách hợp lý để giúp không khí trong nhà lưu thông một cách tốt nhất. Ưu điểm của phương pháp thiết kế này là giúp tiết kiệm ch phí đầu tư cơ sở hạ tầng, không tốn quá nhiều điện năng hay nhiên liệu sử dụng cho các thiết bị động cơ. Tuy vậy, do phụ thuộc theo hướng gió nên hiệu suất không cao.
- Đối với phương pháp làm thông gió bằng cơ khí: Sử dụng trực tiếp tại các bộ phận xử lý qua quạt thông gió để giúp làm tăng cường độ ấm từ tự nhiên, lưu thông không khí thông thoáng. Theo đó, hệ thống thông gió nhà xưởng bằng cơ khí cơ bản bao gồm 3 loại chính gồm:
+ Hệ thống thông gió kiểu thổi: giúp làm sạch không khí và đào thải không khí qua các khe hở nhờ độ chênh lệch cột áp.
+ Hệ thống thông gió kiểu hút: giúp xả nguồn không khí bị ô nhiễm và đưa nguồn không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng.
+ Hệ thống thông gió kết hợp: mang đến hiệu quả thông gió tối đa theo kiểu vừa hút vừa thổi nên tránh được những phát sinh về chất độc, đồng thời, đem đến nguồn gió tươi mát, trong lành nhất.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xác nhận yêu cầu từ khách hàng, khảo sát khu vực khách hàng muốn thi công
Bước 2: Thiết kế hệ thống thông gió và dự trù kinh phí
Bước 3: Gửi bản vẽ và bảng dự tính kinh phí cho khách hàng. Trao đổi chỉnh sửa thông tin giữa 2 bên cho đến khi cả hai thống nhất về mọi nội dung bản vẽ.
Bước 4: Lập bản vẽ chi tiết, xác nhận tiến độ thi công lắp đặt.
Bước 5:Ký kết hợp đồng
Bước 6: CHuẩn bị vật tư để thi công
Bước 7: Thi công lắp đặt hệ thống thông gió. Đảm bảo các yêu cầu như trong bản thiết kế. Một trong những thành công của dự án chính là tính an toàn.
Bước 8: Tiến hành đo đạc, hiệu chỉnh để nghiệm thu công trình.
Bước 9: Nghiệm thu, tiếp nhận yêu cầu sửa chữa của khách hàng và sửa chữa cho khách hàng ( nếu có)
Bước 10: Nghiệm thu công trình lần cuối. Bảo hành công trình và thanh lý hợp đồng sau khi kết thúc bảo hành.
Để có được một hệ thống thông thông gió hoàn chỉnh cho những công trình quy mô lớn cần đội ngũ kỹ sư và kiến trúc sư phối hợp tìm phương án tối ưu. Kiến Trúc An Nhiên có kinh nghiệm trong nhiều dự án thiết kế tòa cao ốc và xưởng sản xuất, bạn có thắc mắc cần trao đổi hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vẫn miễn phí.
Nhấn vào ảnh bạn sẽ được chuyển tới bộ phận tư vấn chăm sóc khách hàng của Kiến Trúc An Nhiên