Móng Băng Là Gì? 5 Bước Triển Khai Kỹ Thuật Thi Công Móng

11/01/2020
Nắm bắt được bản vẽ kỹ thuật và quy trình thi công móng băng sẽ giúp bạn lựa chọn chính xác được loại móng phù hợp nhất với công trình và từ đó đảm sự bề đẹp của ngôi nhà.

Móng băng

Được đánh giá là một trong những loại móng nhà dễ thi công mà kinh phí lại không tốn nhiều nên móng băng hiện nay được sử dụng rất nhiều cho các công trình nhà ở. Tuy nhiên để đánh giá xem mong băng có phù hợp với công trình của mình hay không và có thực sự đả bảo được tính án toàn cho công trình phía trên thì bạn cần phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Trong đó kết cấu của móng băng trong xây dựng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu.

Móng băng là gì

Móng băng là móng chạy dải bản theo các trục, móng băng gồm 2 phần đáy và dầm. Trong phần bản đáy thép ngắn và thép chịu lực dải ở dưới, trong phần dầm thép 2 đầu các bạn nhớ uốn mỏ cả 2 đầu thép trên và thép dưới, khi thi móng băng cần đảm bảo 3 yếu tố vuông - phẳng -thẳng.

Khi đào móng chúng ta cần yếu tố thăng bằng, càng thăng bằng bao nhiêu nhà càng giảm hệ số trượt đất và lấy vuông nhà càng dễ bất nhiêu. Sau khi đào móng xong lấy trục góc vuông nhà căn cứ vào tim nhà ta căn trục kéo thẳng dầm móng băng số lượng sắt thép cầu tạo tùy theo nhịp cột ngăn dài và tải trọng lên nhà theo đơn vị tư vấn thiết kế. Xong xuôi hết quá trình lắp dựng cốt thép ta định vị cứng rồi đến giai đoạn lắp dựng cốt pha để tiến hành đổ bê tông.

thi công móng băng

Trong các công trình xây dựng móng băng sẽ có hình dạng là một dải dài độc lập hoặc giao với nhau có tác dụng đỡ cột, hàng cột. Đây là loại móng dùng trong trường hợp không thể dùng được loại móng đơn hoặc để cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng. Đặc biệt không chỉ được sử dụng trong các công trình nhà cấp 4 với nền đất mềm, mà ngay cả những căn nhà từ 2 tầng trở lên cho đến 5 tầng thì loại móng này vẫn được sử dụng và đảm bảo tính tải trọng an toàn cho cả công trình phía trên.  

Theo khảo sát của các kiến trúc sư thì giữa móng bè, móng đơn và móng băng thì móng băng vẫn là loại được sử dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng nhà ở hiện nay. Nhờ quá trình thì công dễ dàng, tiết kiệm chi phí mà tính an toàn thì lại đảm bảo hơn rất nhiều.

Bản vẽ kết cấu móng băng nhà ống 2 tầng

Trong thiết kế nhà hiện nay móng băng đều có thể là móng băng mềm, móng băng cứng hoặc móng băng kết hợp với 1 phương hoặc 2 phương. Các loại móng nhà theo kết cấu, công năng hoặc chịu lực để sử dụng một cách linh hoạt để tạo ra sự đa dạng trong việc thi công công trình. Tuy nhiên, dù là loại móng băng nào thì kết cấu của móng vẫn phải đảm bảo theo các tiêu chí sau:

kết cầu móng nhà 2 tầng

bản vẽ mặt bằng bố trí công năng

mặt bằng tầng 2

bản vẽ mặt bằng nội thất

bản vẽ kỹ thuật kết cấu móng băng

bản vẽ định vị cổ cột

bản vẽ kỹ thuật chi tiết cấu tạo cột móng

bản vẽ kỹ thuật thi công móng băng

bản vẽ kỹ thuật thi công móng nhà 2 tầng

Hướng Dẫn Đọc Bản Vẽ Kỹ Thuật

+ Móng nhà 2 tầng với bản vẽ chi tiết sẽ giúp việc thi công đúng kỹ thuật và chính xác đảm bảo an toàn cho công trình.

+ Nhờ sự liên kết vững chắc giữa các thanh thép mới có thể tạo nên mọt phần móng chắc chắn, đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn xây dựng của một công trình.

+ Đối với lớp bê tông lót sẽ dày 100mm, đối với phần này thì độ dày càng lớn sẽ càng tốt cho công trình sau này. 

+ Kích thước bản móng phổ biến hiện nay là (900-1200)x350 (mm), tùy thuộc vào diện tích và kiến trúc xây dựng mà kích thước này sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp.

+ Kích thước dầm móng phổ biến trong khoảng 300x(500-700) (mm).

+ Thép bản móng phổ thông sẽ là Φ12a150 nhằm tạo sự vững chắc ở bộ phận này.

+ Thép dầm móng phổ thông sẽ là thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150, nhằm tạo sự liên kết, chắc chắn giữa các dải móng với nhau.

Phân loại theo móng băng theo phương

+ Móng băng 1 phương: Chỉ có 1 phương duy nhất thành các dải dài theo chiều ngang hoặc chiều rộng chúng sẽ giống như những đường thẳng song song với nhau. Khoảng cách giữa các dải này sẽ tùy thuộc vào tổng diện tích xây dựng.

+ Móng 2 phương: Sẽ gồm những đường móng giao với nhau tạo thành các ô vuông, kiểu móng băng này sẽ có cấu tạo giống với bàn cờ.

Phân loại theo độ cứng

+ Móng băng mềm

+ Móng băng cứng

+ Móng băng kết hợp

Quy Trình Thi Công Móng Băng

thi công móng băng

trộn bê tông công đoạn cần sàng lọc rửa và sàng lọc cát đá kỹ lưỡng

các phương tiện hỗ trợ quá trình đổ bê tông sàn

thời tiết khô ráo là điều kiện tốt để đổ bê tông sàn

quá trình thi công móng băng cần có sự giám sát của đội ngũ kiến trúc sư

các bước được thực hiện chính xác và đúng quy trình đảm bảo chất lượng công trình

Thi công móng băng 8

Thi công móng băng 7

Thi công móng băng 6

Thi công móng băng 5

Thi công móng băng 4

Thi công móng băng 3

Thi công móng băng 2

Thi công móng băng 1

Bước 1 : Giải phóng mặt bằng

Trước khi thi công móng băng, việc đầu tiên bạn cần làm là giải phóng mặt bằng khu đắt thi công và chuẩn bi nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình thi công móng băng nhà ở dân dụng. Một số nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi thi công bao gồm : thép, đá, cát vàng, xi măng... Thông thường các vật liệu xây dựng chủ đầu tư là bên cung cấp và chuẩn bị sẵn. Các thiết bị máy móc như máy trôn bê tông, cốp pha, xe rùa... sẽ được đơn vị thi công bao trọn gói và tính tiền trực tiếp vào tiền nhân công.

Bước 2 : San lấp mặt bằng - công tác đất

Sau khi giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, nhân công xong, công việc tiếp theo là tiến hành san lấp mặt bằng. Các công việc cần thực hiện:

+ Định vị các trục công trình trên khu đất. 

+ Đào đất theo trục đã định với kích thước đã được xác định. 

+ Dọn sạch móng vừa đào hút nước đi nếu xuất hiện nước bên dưới hố móng

Bước 3 : Công tác cốt thép

– Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

+ Bề mặt sạch không bị dính bùn đất dầu mỡ, không có vẩy sát và các lớp gỉ.

+ Các thanh thép bị hẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.

+ Cốt thép được gia công kéo uốn và nắn thẳng.

+ Cắt và uốn thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.

+ Cốt thép phải được cắt và uốn phù hợp với hình dáng kích thước của thiết kế.

+ Các mối hàn nối, buộc nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: hàn nối đảm bảo >= 10d, buộc nối >= 30d

+ Các đầu chờ bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi ghép cốp pha buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn

Bước 4 : Thi công móng băng

–  Cắt thép và gia công thép. Thép được chọn là thép tốt, đảm bảo chất lượng, không bị gỉ.

+ Đổ bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch.

+ Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót.

+ Đặt thép móng băng ..., Đặt thép dầm móng... Đặt thép chờ cột

Bước 5 : Công tác cốp pha

Đặt cốp pha theo lưới thép được định trước.

Ván khuôn khi thicoong cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: 

+ Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng quá trình thi công.

+ Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.

+ Ván khuôn phải đúng hình dạng kích thước cấu kiện.

+ Cây chông phải đảm bảo về chất lượng quy và quy cách, mật độ cây chông phải được tính toán cụ thể.

+ Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

– Thi công ván khuôn móng:

+ Việc gia công lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù từng loại móng. Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông. Tim và móng cột phải luôn được định vị và xác định cao độ 

+ Đổ bên tông sau khi hoàn thành công tác cốt thép và công tác cốp pha. Bê tông thi công móng băng phải được trộn nghiêm túc. Rửa đá, sỏi và sàng cát cho đúng cỡ hạt nhằm loại bỏ đất rác có trong cát làm kết cấu bê tông được tốt hơn. 

+ Mặt cắt của bê tông có hình thang, mái dốc nhỏ, không cần phải ghép cốp pha mặt trên mà chỉ cần ghép hai bên thành. Chú ý trong khi thi công móng băng không để hố móng ngập nước trong lúc để bê tông móng.

Lưu ý khi tiến hành thi công móng băng tránh lút sụt công trình

+ Kích thước các bộ phận trong kết cấu: Những con số được chỉ ra trên đây chỉ là những số liệu phổ biến hiện nay để các bạn tham khảo, tùy thuộc vào từng công trình, từng diện tích mặt nền mà các kiến trúc sư và gia chủ hãy tính toán các kích thước sao cho phù hợp nhất để có thể đảm bảo các quy định an toàn trong thi công nhà ở.
 
+ Luôn khảo sát địa hình, bề mặt đất nền trước khi thiết kế: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với việc thi công xây dựng. Trước khi tiến hành thiết kế nhà ở hay thiết kế móng băng bạn cần phải khảo sát thật kĩ càng khu vực dự định thi công, nhất là phần đất nền phía dưới xem có được ổn định và chắc chắc hay không. Bởi nếu như về mặt đất nền xây dựng lại quá gần các mạnh nước quá cao sẽ gây ra tình trạng ẩm thấp lâu ngày khiến phần đất nền dưới móng bị giãn lỡ, rất dễ gây ra tình trạng sụt móng nguy hiểm. Tốt nhất cho việc thi công xây dựng vẫn là loại đất cát vì chúng chặt và kiên cố, khô ráo nhanh thấm, ít khi xảy ra tình trạng sụt, lún.

+ Lựa chọn loại móng băng thích hợp: Như đã nhắc đến ở trên móng băng không chỉ có một loại duy nhất, tùy theo cách phân loại sẽ có hai hoặc ba loại khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi loại sẽ có những ưu – nhược điểm riêng và thích hợp cho mỗi địa hình và công trình tương ứng. Vậy nên cần phải cân nhắc, tính toán sao cho thật kĩ càng để lựa chọn loại thích hợp nhất.

+ Chọn nhà thầu uy tín: Để đảm bảo cho việc thi công công trình của bạn hay thi công móng băng đạt đúng tiêu chuẩn xây dựng thì các gia chủ nên chọn các nhà thầu uy tín với kinh nghiệm lâu năm trong vấn đề này. Như vậy bạn sẽ không cần phải lo lắng hay mất thời gian giám sát công trình của mình liên túc. Lúc này các phương án lựa chọn móng băng dựa trên tính toán, khảo sát sẽ được chuẩn xác nhất và chất lượng cũng sẽ được đảm bảo hoàn toàn.

Kết cấu của móng băng sẽ gồm lớp bê tông lót móng, bản móng và dầm móng với sự liên kết với vật liệu thép tạo nên một phần móng chắc chắn, đảm bảo cho sự an toàn của tổng thể công trình xây dựng. Đây sẽ là một phương án thi công mang rất nhiều ưu điểm, trong trường hợp bạn vận dụng chúng một cách đúng đắn. Vì vậy hãy tìm hiểu một cách kĩ lưỡng trước khi lựa chọn phương án thi công này nhé.

95% Chủ Nhà Không Biết Đến Cách Tính Chi Phí Xây Nhà 2 Tầng Đơn Giản Được Các Nhà Thầu Áp Dụng


Các tin bài khác