Tiêu chuẩn thi công tiếp địa chống sét 2024

24/12/2023
Nắm bắt các tiêu chuẩn tiếp địa chống sét sẽ giúp bạn thi công chính xác tạo độ an toàn cao cho công trình. Hướng dẫn cách thi công hệ thống chống sét phổ biến nhất hiện nay.

tiêu chuẩn tiếp địa chống sét

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét là gì? Cách thi công hệ thống tiếp địa chống sét như thế nào? Có vẻ như khái niệm này còn khá mới mẻ đối với nhiều người, thậm chí có nhiều người không biết hệ thống tiếp địa chống sét là gì? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý vị và các bạn một số những tiêu chuẩn về hệ thống tiếp địa chống sét và những tiêu chuẩn, cách thi công hệ thống này đi kèm. Trước hết, ta cần xem xét hệ thống tiếp địa là gì, chúng có tác dụng như thế nào và tiêu chuẩn ra sao? Trong bộ hồ sơ thiết kế nhà An Nhiên cũng đã tính toán đến các biện pháp an toàn đối với hiện tượng tự nhiên theo tiêu chuẩn chung.

Hệ thống tiếp địa và tiêu chuẩn tiếp địa chống sét là gì?

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét

Bố trí hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp địa thông thường sẽ bao gồm các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng( hoặc mạ đồng) được chôn hoặc đóng trực tiếp xuống đất. Thông thường, chiều dài cọc sẽ khoảng từ 1,2-2,5m và có thể được chôn bởi thép góc hoặc thép tròn, liên kết cùng nhau để tạo hệ thống tiếp địa, thích hợp cho từng đối tượng, tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể.

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét tại Việt Nam

Hệ thống chống sét tiên tiến 

Hiện nay, nước ta đang áp dụng tiêu chuẩn tiếp địa chống sét TCVN 9385:2012 “ Chống sét dành cho từng công trình xây dựng- hướng dẫn thiết kế, kiểm tra, bảo trì hệ thống”.

Những cọc này thường chủ yếu sử dụng bằng loại thép gai hay thép thông thường. Trong trường hợp, nếu như công trình đó tiếp địa, hệ thống chống sét sẽ được sử dụng tạm thời. Còn nếu như xác định công trình đó là lâu dài thì nên sử dụng loại cọc đồng và liên kết những cọc này bằng các dây đồng, thanh đồng để giúp làm tăng tuổi thọ của hệ thống chống sét, tránh cho thép bị đứt gỉ và không mang lại mong muốn. Ngoài ra, một số công trình cũng có thể lắp thêm các thiết bị đếm sét để giúp xác định số lần năng lượng sét đã đi qua hệ thống sét của công trình.

Để có thể kết nối những cọc đồng tiếp đất và hệ dây đồng trần thoát sét, chúng ta cũng có thể sử dụng một số mối hàn hoá nhiệt. Những mối hàn này có tác dụng dẫn dòng điện, giúp dòng điện ít khi bị lão hoá, ăn mòn theo thời gian. Lưu ý, tại một số mối ghép không quá quan trọng thì những mối ghép này, ta có thể sử dụng kẹp nối hoặc hàn hơi…

Một số tiêu chuẩn tiếp địa chống sét của các tổ chức quốc tế

Các Tổ chức quốc tế và các quốc gia, vùng lãnh thổ đã đưa ra một số những cập nhật hàng ngày về tiêu chuẩn tiếp địa chống sét nhằm giúp đảm bảo từ khâu thiết kế đến khâu thi công, lắp đặt và bảo trì hệ thống.

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét của Ủy ban kĩ thuật điện Quốc tế IEC

IEC61024 : Chống sét lặp lại, Chống sét lan truyền

IEC61312 : (LEMP) Chống ảnh hưởng điện trường của xung sét

IEC61662 (1996-05) "Assessment of risk of damage due to lightning"

IEC61643 : Thiết bị bảo vệ quá áp được kết nối với hệ thống điện phân phối hạ áp”

IEC61643 : Thiết bị chống sét nguồn điện hạ áp" (2000-09)

IEC 61643: Low voltage surge protective devices (2002-02)-

IEC61643 : Các phần tử cho thiết bị chống sét hạ áp” (2001-10)

IEC61663 : Chống sét cho các đường dây viễn thông

IEC60364-5-534 (1997-11) "Lắp đặt điện cho tòa nhà"

IEC62305 : Chống sét lan truyền, Chống sét lặp lại (2006-01)

IEC62305 : Protection against lightning (2006-01)

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét của Việt Nam

Tiêu chuẩn chống sét 

Dưới đây là một số những tiêu chuẩn tiếp địa chống sét của Việt Nam hiện đang được áp dụng phổ biến tại tất cả các công trình, quý vị có thể đọc để tìm hiểu trong quá trình thiết kế, thi công hệ thống tiếp địa (chủ yếu là những tiêu chuẩn về yêu cầu về kĩ thuật):

TCN 68-140:1995 : Tiêu chuẩn ngành về Chống quá áp, quá dòng bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin

TCN 68-167:1997 : Tiêu chuẩn Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện.

TCN 68-141:1999: Tiêu chuẩn ngành vềTiếp đất cho các công trình viễn thông.

TCN 68-135:2001: Tiêu chuẩn về Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông.

TCN 68-174:2006: Tiêu chuẩn về Quy phạm tiếp đất và chống sét bảo vệ các công trình và thiết bị viễn thông.

TCXDVN 46-2007: Tiêu chuẩn xây dựng về Chống sét cho công trình xây dựng .

TCVN 9385 : 2012- Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống thi công hệ thống tiếp địa: Tiêu chuẩn Việt nam về Chống sét cho công trình xây dựng

TCVN 8071-2009 : Công trình viễn thông - Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất.

QCVN 9:2010/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông

QCVN 32:2011/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông”.

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét tại một số quốc gia khác trên thế giới.

- Tại Anh quốc

BS EN 50164 Lightning protection components (LPC)

BS EN 62305:2006 Protection against lightning

BS 7430:1998 Code of practice for Earthing

BS 6651:1999 Code of practice for protection of structures against lightning

- Tại Mỹ

API-2003: Protection against Ignitions Arising Out of Static, Lightning and Stray Currents.

REA Bulletin 1751F-802: Electrical Protection Grounding Fundamentals.

RUS Bulletin 1751F-801: Electrical Protection Fundamentals UL

AAF-20 (6950-10A): Practices and Procedures for Lightning protection, Grounding, Bonding and Shielding Implementaion.

- Tại Pháp

NF C 17-102:1995 Chống sét cho công trình và không gian mở bởi kim thu sét phát xạ sớm

NF C 17-100:1995 : Bảo vệ công trình và không gian công cộng bằng cột thu lôi chống sét

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét trực tiếp

Thi công hệ thống tiếp địa chống sét như thế nào?

Yêu cầu trước khi thi công hệ thống tiếp địa chống sét

- Chủ yếu dùng loại cọc đồng có đường kính từ 14mm trở lên, dài khoảng 2m

- Chiều sâu và số lượng cọc phụ thuộc vào từng địa chất của mỗi vùng, đảm bảo điện trở đo được ở mức 10 Ohm

-Những cọc này cần phải được nối với nhau bằng loại dây đồng, hàn hoặc bằng những loại bulon đồng.

- Dây tiếp đất phải được nối với nhau bằng loại vỏ kim loại của những thiết bị trong nhà.

Đối với Việt Nam khi thi công nhà thường dựa vào kinh nghiệm xây nhà nhiều hơn là áp dụng máy móc các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoại trừ những công trình lớn, các công trình công cộng có vai trò quan trọng và mức đầu tư cao mới có điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và trong việc chống sét.

Thực hiện thi công hệ thống tiếp địa

hệ thống chống sét quốc tế

Kiểm tra điện trở hệ thống tiếp địa chống sét

Bước 1: Đào rãnh hoặc hố, khoan giếng tiếp đất

-Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất, kiểm tra cẩn thận trước khi đào để giúp tránh những công trình ngầm như hệ thống cáp ngầm, hệ thống ống nước.

- Rãnh đào sâu khoảng từ 600mm đến 800mm, chiều rộng khoảng từ 300mm-500mm.

- Đối với các nơi có sự hạn chế về mặt bằng thi công thì cần phải sử dụng phương pháp khoan giếng với đường kính giếng khoan khoảng từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m.

Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất

- Đóng cọc tiếp đất tại một số nơi theo quy định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất.

Một số nơi có diện tích đất giới hạn có thể đóng các các cọc này với khoảng cách ngắn hơn nhưng không được ngắn hơn 1 lần so với chiều dài cọc.

Kiểm tra điện trở hệ thống tiếp địa chống sét

Cách bố trí hệ thống tiếp địa

- Đóng cọc sâu cho đến khi đỉnh cọc cách rãnh đáy khoảng từ 100mm-150mm.

- Rải cáp đồng trần nằm dọc theo các rãnh đã đào để liên kết cùng những cọc đã đóng

- Thực hiện hàn hóa nhiệt để giúp liên kết hố giữa các mặt bằng.

- Đổ hóa chất để giúp làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần

- Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất sẽ giúp liên kết với hệ thống cọc trung tâm.

Bước 3:Hoàn trả mặt bằng tại hệ thống tiếp đất

- Lắp đặt hố kiểm tra điện trở tại vị trí cọc đóng trung tâm, yêu cầu mặt hố phải ngang với mặt đất

-Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.

-Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt nền đất đã thi công và hoàn trả mặt bằng.

-Đo điện trở hệ thống tiếp đất, giá trị điện trở cho phép là < 10W, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất để đảm bảo điện trở ở mức cho phép.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết : Kinh nghiệm sử dụng bê tông tươi trong xây dựng nhà dân dụng.

Trên đây là những thông tin chung về tiêu chuẩn tiếp địa chống sét và cách thi công hệ thống tiếp địa, hy vọng sẽ mang đến cho quý vị và các bạn sự bổ ích nhất.


Các tin bài khác