Tư vấn thủ tục khởi công xây dựng công trình nhà ở mới nhất

26/09/2022
Đối với những công trình có quy mô lớn thì bạn cần phải nắm rõ mọi điều kiện và thủ tục khởi công xây dựng công trình trước tiến hành vào giai đoạn thi công để tránh gặp phải những phiền toái không mong muốn và vi phạm vào điều luật xây dựng của Việt Nam.

thủ tục khởi công xây dựng công trình

Ai cũng biết giai đoạn khởi công xây dựng công trình là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng một công trình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được những điều kiện và thủ tục phải chuẩn bị trước khi khởi công xây dựng công trình theo đúng qui định của pháp luật. Chính vì vậy mà hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về điều kiện, thủ tục khởi công xây dựng công trình theo qui định của Nhà nước Việt Nam mà các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng cần phải biết.

Điều kiện khởi công công trình xây dựng

Theo Điều 107 Luật xây dựng 2014 có quy định như sau về điều kiện khởi công xây dựng công trình, phải bảo đảm được những điều kiện sau:

  • — Phải đảm bảo có mặt bằng để đáp ứng cho quá trình xây dựng công trình: Quá trình xây dựng công trình có thể được tiến hành thông qua hình thức thực hiện theo từng tiến độ hay thực hiện toàn bộ công trình nếu như công trình đó có quy mô nhỏ. Vì vậy nên việc đáp ứng mặt bằng cũng sẽ phải phụ thuộc vào tiến độ xây dựng hay toàn bộ mặt bằng để việc thực hiện quá trình xây dựng sẽ được diễn ra đúng như theo kế hoạch đã đặt ra.
  • — Đối với các công trình xây dựng mà có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải đáp ứng được yêu cầu này thì mới có thể tiến hành xây dựng công trình theo đúng quy định pháp luật. Còn với những công trình không cần phải xin giấy phép xây dựng như ta đã tìm hiểu ở bài viết trước thì vẫn phải tuân thủ theo quy định xây dựng của khu đô thị hay địa phương.
  • — Phải đảm bảo có bản vẽ, thiết kế công trình cụ thể cho từng hạng mục và phải được thông qua quá trình kiểm tra, kiểm duyệt của chủ đầu tư và được chủ đầu tư xác nhận trên bản vẽ. Để khi thực hiện xây dựng công trình trên thực tế phải thực hiện đúng như những gì thể hiện trong bản vẽ, thiết kế đã được xác lập trước đó.
  • — Nếu như công trình thi công của chủ đầu tư được thực hiện bằng hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng thì yêu cầu phải có một bản hợp đồng kí kết bằng văn bản giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã được chọn.
  • — Phải đảm bảo đáp ứng đủ vốn theo từng tiến độ xây dựng công trình.
  • — Khi trong quá trình thi công xây dựng thì chủ đầu tư và nhà thầu phải có những biện pháp cụ thể để đảm bảo sự an toàn trong thi công và những biện pháp để bảo vệ môi trường ngay từ khi bắt đầu thi công cho đến khi kết thúc quá trình xây dựng.

Thủ tục khởi công xây dựng công trình

Khi tiến hành khởi công xây dựng công trình các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng phải trải qua những bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị xây dựng công trình:

Trong quá trình công tác chuẩn bị xây dựng công trình thì việc chuẩn bị mặt bằng là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì việc này trực tiếp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và đền bù đất cho dân. Để tiến hành việc này, chủ đầu tư phải cần tới sự hợp tác của UBNN các cấp trên địa bàn có công trình xây dựng. Ngay từ việc đưa ra thông báo, đến ra quyết định thu hồi rồi đến việc trực tiếp chỉ đạo và tiến hành việc thu hồi đất và bồi thường tiền cho người dân hay cấp đất tái định cư cho người dân đúng theo quy định của pháp luật. UBNN các cấp có trách nhiệm phải kiểm tra, giám sát tất cả các quá trình khởi công công trình xây dựng trong quá trình thi công.

Cùng với đó thì chủ đầu tư phải tiến hành việc lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng và năng lực để thực hiện thi công công trình xây dựng. Việc lựa chọn dựa trên nhiều tiêu chí trong đó tiêu chí là căn cứ vào năng lực hoạt động thi công công trình xây dựng của nhà thầu phải phù hợp với loại công trình xây dựng, cấp công trình xây dựng của chủ đầu tư và công việc cụ thể khi tiến hành thi công xây dựng.

Bước 2:  Thi công công trình xây dựng

Đây là một giai đoạn quan trọng trong thi công công trình.

Bước 3. Giám sát thi công xây dựng, nghiệm thubàn giao công trình xây dựng

Các chủ đầu tư cần phải liên tục giám sát, kiểm tra và đôn đốc chủ thầu xây dựng thực hiện thi công theo đúng thời hạn, đúng tiến độ và đúng như kế hoạch dự án đã được ký trong hợp đồng xây dựng. Đồng thời phải kiểm tra giảm sát đảm bảo được những biện pháp an toàn trong quá trình thi công xây dựng và đảm bảo về an toàn vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công. Nếu như có bất kỳ sự cố nào xảy ra thì chủ đầu tư và nhà thầu phải có trách nhiệm khắc phục và bồi thường thiệt hại theo đúng như quy định của pháp luật.

Bước 4: Bảo hành và bảo trì công trình xây dựng

Công việc tiến hành bảo hành và bảo trì công trình xây dựng sẽ được tiến hành thực hiện ngay từ khi công trình xây dựng được thi công xong cho tới khi công trình được đưa vào chính thức khai thác và sử dụng. Và việc tiến hành bảo hành và bảo trì công trình xây dựng này sẽ thuộc về trách nhiệm của bên nhà thầu xây dựng. Và việc bảo hành, bảo trì phải đáp ứng theo những yêu cầu được quy định tại Điều 126 Luật xây dựng 2014. Bên cạnh đó thì người sở hữu công trình hay người quản lý sử dụng công trình phải có kế hoạch bảo hành bảo trì công trình xây dựng cụ thể và đã được phê duyệt để thực hiện theo kế hoạch đó.

Trên đây là những điều kiện và thủ tục khởi công công trình, các chủ đầu tư cũng như nhà thầu xây dựng cần phải tuân thủ đúng theo quy định pháp luật về Luật xây dựng 2014 để việc thi công công trình được diễn ra suôn sẻ.

luật xây dựng

xem thêm

Có được xây dựng nhà xưởng trên đất ở không?


Các tin bài khác