0988706411
Từ lâu, tết ông Táo đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Theo đó vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, người ta thường tiến hành làm cơm cúng đưa ông Táo về trời. Tuy là ngày lễ quan trọng nhưng không phải gia đình nào cũng nắm được quy trình, phong tục của truyền thống này. Dưới đây chính là những sai lầm khi cúng ông các vị thần bảo trợ cho gia đình mà ai cũng mắc phải, bạn nên biết.
Theo ghi nhận của chúng tôi, cứ vào 23 tháng 12 hàng năm thì mọi nhà đến tiến hành cúng một mâm cơm nhỏ để đưa ông Táo là các vị thần bếp trong nom cuộc sống của toàn bộ gia đình về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu của gia chủ 1 năm qua. Truyền thống này cứ thể lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Điều quan trọng nhất khi lễ cúng ông Công ông Táo đó chính là sự thành kính, thành tâm để gửi đến các vị thánh những công việc việc tốt trong năm qua và tự kiểm bản thân cố gắng hoàn thiện trong năm tới và mong một cuộc sống ấm no hạnh phúc.Mặc dù là một ngày lễ quan trọng của người Việt nhưng không phải ai cũng nắm được hết những phong tục, lễ nghi khi cúng ông Táo và dưới đây chính là những sai lầm mà nhiều gia đình mắc phải khi cúng ông Táo:
Nhiều người đặt mâm cúng ông Táo trong nhà bếp để làm lễ, song điều này không đúng với truyền thống. Theo quan niệm dân gian thì Táo quân là vị thần đại diện cho không gian bếp, vì thế mọi người khi chuẩn làm lễ cúng thường đặt ngay tại chính căn bếp của gia đình. Tuy nhiên, lại có một số ý kiến khác cho hay việc cúng ông Táo ở trong bếp là sai lầm và phải cúng trên bàn thờ gia tiên mới đúng.
Lý giải cho nhận định này, các chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, thực tế là ông Công là thần cai quản đất đai còn ông Táo là 3 vị thần trong coi việc bếp núc nhưng khi cúng thì tất cả phải được đặt trên bàn thờ chính của gia đình. Vì không ai lại đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo, cho nên mâm cúng lễ ông Táo cần được đặt ở bàn thờ chính của gia đình. Nếu người nào cúng ngay tại bếp là những người không hiểu văn hóa và tín ngưỡng của ngày lễ này, cần phải sửa đổi.
Theo chia sẻ của các chuyên gia việc cúng ông Táo bằng cá chép thật hay cá chép giấy đều được, tùy vào điều kiện kinh tế. Tuy nhiên thì việc cúng được cá chép thật sẽ mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp hơn.
Cá chép thật khi phóng sinh đúng cách vừa đưa ông Táo về trời theo quan niệm dân gian còn có ý nghĩa nhân văn tốt trong phật giáo, liên quan đến môi trường sống xung quanh. Với những ý nghĩa mà việc cúng cá chép thật đem lại thì cúng cá chép thật vào lễ tết ông Táo sẽ là lựa chọn.
Vì điều kiện công việc, thời gian nhiều gia đình đã tiến hành cúng ông Táo trước ngày 23. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn băn khoăn cúng ông Táo trước ngày 23 có được không? Lý giải cho cho điều này, các chuyên gia cho rằng: “Tùy vào thời gian của mỗi gia đình để lựa chọn ngày, giờ cúng ông táo. Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông táo trước ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23h đêm ngày 23 tháng chạp”.
Ngoài ra, việc cúng ông Táo đúng ngày sẽ là phù hợp nhất, bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng theo nghe báo cáo, do dó nếu đi đúng giờ và ngày sẽ kịp giờ chầu và hội họp cùng các táo tránh việc đi muộn không được tham dự lễ chầu.
Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay vào thứ hai, ngày 28.1.2019 (tức ngày 23 tháng Chạp).
Theo GS Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam), tùy theo điều kiện thời gian mà mỗi gia đình có thể chọn ngày, giờ cúng khác nhau, tốt nhất là vào sáng 23 tháng Chạp.
Năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng 23 tháng Chạp. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép.
Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...
Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời. GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đây là quan điểm sai lầm, không đúng với truyền thống.
Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.
Không chỉ riêng ngày lễ tết, ngày thường việc thờ cúng ông táo cũng là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân gian và việc đặt bàn thờ đúng cách sẽ giúp tài lộc sự nghiệp phát triển. Nhưng không phải ai cũng biết cách bố trí sao cho hợp phong thủy, hợp mệnh và tính thẩm mỹ cao. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Huy Hoàng sẽ giúp bạn qua bài phân tích :
Hướng dẫn cách bố trí bàn thờ ông Táo hợp phong thủy
Mâm cỗ cúng ông táo cũng là một trong những công việc quan trọng mà các gia đình nên lưu ý. Hiện nay, các gia đình có thể cúng ông táo bằng lễ chay hay mặn đều được. Nếu lựa chọn đồ chay để cúng thì có thể lựa chọn giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác tránh lựa chọn các món ăn mặn như: vịt, bò, dê, chó….
1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.
2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên
3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.
4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.
5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.
6- Hướng Đông Nam là hướng của Người.
7- Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.
8- Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.
Ngày nay, trước cuộc sống hối hả và nhộn nhịp thì tín ngưỡng cúng ông Táo vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình. Để các gia chủ không gặp nhiều bỡ ngỡ khi chuẩn bị lễ cúng ông Táo, chúng tôi hướng dẫn cách cúng ông Táo đơn giản nhất dưới đây:
Theo phong tục truyền thống thì mâm lễ cúng gồm các lễ vật sau:
+ Mũ ống Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho ông Táo loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho bà Táo thì
+ Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ.
+ Hài táo quân: 2 đôi hài nam và 1 đôi hài nữ.
+ Tiền và vàng mã.
+ Hoa quả như: quả phật thủ, xoài, táo, cam, Thanh Long, nho…
+ Cau, trầu tươi, rượu nếp, hươn, nến..
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian để các vị táo quân có phương tiện đi lên chầu trời thì cần phải chuẩn bị 3 con cá chép. Sau khi làm lễ xong những con cá này sẽ được thả vào các hồ hoặc sông. Trên đây, chính là những lễ vật cúng ông táo không thể thiếu.
Ngoài các lễ vật trên thì mâm cỗ cúng ông Táo cũng hết sức quan trọng. Mâm cỗ cúng không cần cầu kỳ nhưng nhưng vẫn thể hiện được sự sang trọng và chu đáo, thể hiện cho tấm lòng của các gia chủ đối với các vị thần cai quản bếp núc của gia đình. Tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình để chuẩn bị mâm lễ cúng phù hợp. Tuy nhiên một mâm cỗ cúng ông đáo phải có đầy đủ các món sau:
+ 1 con gà trống luộc, ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng
+ 1 đĩa sôi gấc hoặc là xôi đậu, xôi lá nếp.
+ 1 cái bánh chưng
+ 1 đĩa giò lợn
+ 1 bát canh chân giò nấu măng
+ 1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông,…
+ 1 chén gạo và 1 chén muối. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm một bát chè hoa cau, chè trôi nước….
Sau khi, có đầy đủ các lễ vật thì bạn nên chuẩn bị một bài cúng ông Táo thể hiện cho lòng thành tâm của mình. Hiện nay, có nhiều bài văn khấn cúng khác nhau nhưng chuẩn nhất vẫn là bài khấn trong quyển Văn khấn cổ truyền Việt Nam của nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin.
Hiện nay, nhiều người thắc mắc liệu không cúng ông Táo có sao không? Theo tìm của chúng tôi thì đây là một tín ngưỡng dân gian, có nguồn gốc từ xưa mà con người ta tin rằng có các vị thần cai quản việc bếp núc nên việc cúng vào càng ngày lễ này để biết ơn các vị thần. Tuy nhiên, đây chỉ là một tín ngưỡng dân gian chưa có cơ sở khoa học. Vì thế, mỗi người có thể tiếp tục duy trì hoặc không nhưng truyền thống này đã in sâu vào mỗi con người Việt Nam, là nét đẹp văn hóa mà chúng ta nên gìn giữ.
Trên đây, là tổng hợp những thông tin cần thiết về tết ông Táo mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích khi chuẩn bị các lễ vật cúng ông Táo làm sao cho đúng và khoa học nhất. Chúc bạn sẽ có một cái tết đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình nhé.
Phong thủy nhà ở 2020 giúp sự nghiệp công danh thăng tiến