Gỗ HDF là gì - Cửa gỗ HDF - Phân biệt MFC - MDF và HDF

05/06/2019
Bạn đã biết gì về loại gỗ HDF này hay chưa vậy? Nếu vẫn chưa biết thì có thể tìm hiểu những thông tin về loại gỗ này trong bài viết này của Kiến Trúc An Nhiên nhé. Dưới đây chúng tôi cung cấp đầy đủ thông tin về đặc tính, nguồn gốc cũng như cách phân biệt gỗ HDF với các loại gỗ khác.

gỗ hdf

Hiện nay gỗ công nghiệp đang là một xu hướng mới trong việc thiết kế nội thất bởi nó mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn mang tính kinh tế cao. Và trong tất cả các loại gỗ công nghiệp thì cần phải kể đến gỗ HDF được đánh giá cao hơn cả bởi có độ bền cao và khả năng chịu nước rất tốt.

Gỗ HDF là gì ?

Gỗ HDF với tên gọi đầy đủ đó là High Density Fiberboard hay còn gọi là gỗ ván sợi mật độ cao đây là loại gỗ công nghiệp. Gỗ HDF được cấu tạo từ 80 – 85 % nguyên liệu từ gỗ tự nhiên. Thân gỗ tự nhiên sau khi được thu hoạch về sẽ được đem đi luộc và sấy khô ở nhiệt độ cao nhằm loại bỏ đi nhựa và nước đọng. Sau đó thân gỗ sẽ được nghiền nhỏ để tạo thành một loại bột mịn và kết hợp thêm với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng và tính liên kết cho gỗ. Và cuối cùng thì chúng sẽ được nén ép với chất kết dính ở áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành các tấm gỗ HDF.

gỗ hdf

Cấu tạo gỗ HDF

Gỗ HDF có cấu tạo từ 80 – 85% từ gỗ tự nhiên, với phần còn lại đó là chất phụ gia và chất kết dính. Gỗ HDF có màu vàng đậm, với bề mặt nhịn và nhẵn.

cấu tạo gỗ hdf

Quy trình sản xuất gỗ HDF

Gỗ HDF được sản xuất theo một quy trình như sau các bạn có thể theo dõi:

ván gỗ hdf

•           Gỗ tự nhiên sau khi được đem ở trong rừng về sẽ được luộc chúng dưới nhiệt độ khoảng từ 1000 – 2000 độ C, tiếp theo đó sẽ được đem đi sấy khô, xử lý sạch sẽ chất nhựa với một dây chuyền công nghiệp hiện đại nhất.

•           Nhưng để có được chất lượng gỗ như mong muốn, thì gỗ cần phải được xử lý một cách nhanh chóng để có thể làm tăng được độ cứng, độ bền để  kết hợp với các chất phụ gia, ép gỗ dưới áp suất cao từ 850-870g/cm2. Với cốt gỗ HDF có kích thước là 1220mm * 24440mm, đều này sẽ phụ thuộc vào yêu cầu về độ dày mà giá gỗ HDF sẽ có sự khác nhau.

•           Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý cẩn thận bề mặt thì nó sẽ được chuyển sang dây chuyền đó là cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình có sẵn, phủ bề mặt với melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh để tạo nên một lớp phủ trong suốt, nhằm giữ cho màu sắc và vân gỗ có được sự ổn định và bảo vệ tốt cho bề mặt gỗ.

Phân loại gỗ công nghiệp HDF

Hiện tại trên thị trường thì gỗ HDF có 2 loại chính đó là gỗ HDF siêu chống ẩm và gỗ Black HDF siêu chống ẩm. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng có những đặc điểm gì nhé.

Gỗ HDF siêu chống ẩm

Với loại gỗ này thì thường có cấu tạo và chức năng như gỗ HDF bình thường, nhưng nó lại có khả năng trong việc kháng nước lâu hơn, chống ẩm mốc tốt hơn khi có điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi.

==>> Xem thêm: Cây gỗ hương là gì? Cách nhận biết và ứng dụng gỗ hương đá

gỗ hdf siêu chống ẩm

Loại gỗ HDF này thường được lựa chọn để làm cửa gỗ thông phòng. Với cửa được làm bằng chất liệu này thì thường sẽ có cấu tạo hai mặt bằng tấm HDF dày khoảng từ 306mm và được ép khá chặt chẽ ở trên hệ thông cửa gỗ tự nhiên. Và cấu tạo ở bên trong của cửa có thể sẽ được nhồi bằng giấy Honeycomb hay bông thủy tinh cách âm.

Gỗ Black HDF siêu chống ẩm

Loại gỗ này thường có màu đen và được cấu tạo tương tự như loại gỗ HDF siêu chống ẩm khi trong quá trình sản xuất thì lại được sử dụng một lực nén cực lớn, hơn hẳn so với loại gỗ HDF siêu chống ẩm. Chính vì vậy mà loại gỗ Black HDF siêu chống ẩm có những đặc tính vượt trội hơn hẳn.

Loại gỗ này có màu đen để các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc phân biệt với loại gỗ HDF siêu chống thấm ẩm mà thôi. Với những tính năng vượt trội của loại gỗ này thì sẽ không cần phải dán nẹp cạnh như gỗ công nghiệp thông thường nữa mà nó vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của các đồ nội thất.

Ưu điểm

Với cấu tạo và quy trình sản xuất như vậy nên loại gỗ HDF này có những ưu điểm nổi bật sau đây:

•           Có tính cách âm và cách nhiệt tốt do đó mà nó ngày càng được ứng dụng nhiều, rộng rãi trong việc thiết kế cho nội thất nhà ở, văn phòng và những nơi công cộng như phòng học, công ty, khách sạn…

•           Ít chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ, thời tiết và độ ẩm do đó mà nó ít bị co ngót, cong vênh hay bị biến dạng sau một quá trình sử dụng lâu dài. Loại gỗ này không bị mối mọt phá hủy nên các bạn có thể an tâm sử dụng.

•           Gỗ có độ cứng cao, chịu được tải trọng lớn và khả năng bám ốc vít tốt do đó mà có thể thiết kế ra những đồ nội thất có độ bền cao. Với tuổi thọ trung bình có thể lên đến hơn chục năm nếu như bạn biết các sử dụng và bảo quản.

•           Có đặc tính vật lý tốt hơn so với nhiều loại gỗ công nghiệp như gỗ mdf và gỗ mfc. Với bề mặt nhẵn bóng, phẳng và dễ dàng ép các loại giấy trang trí như laminate, melamine…lên bề mặt để trang trí cho đồ nội thất của không gian bạn.

•           Gỗ HDF với tỷ lệ trên 80% gỗ tự nhiên chính vì vậy là nó thân thiện với môi trường và sức khỏe của con người.

Phân biệt gỗ HDF - MFC và MDF

Trên thị trường hiện nay ngoài gỗ HDF thì còn có các loại gỗ công nghiệp khác như gỗ MFC và gỗ MDF. Để không có sự nhầm lẫn giữa gỗ HDF và các loại gỗ khác khi bạn có nhu cầu sử dụng thì Kiến Trúc An Nhiên sẽ bày cho bạn cách phân biệt sau đây.

phân biệt gỗ hdf

Đặc điểm của gỗ HDF

Gỗ HDF có cách nhận biết bằng mắt thường đó là các bạn sẽ thấy nó toát lên được màu sắc sáng và đồng nhất với nhau, nếu như dùng tay để cảm nhận thì sẽ cảm thấy rõ được độ cứng, mịn, nhẵn, phẳng của gỗ.

Phân biệt MFC

Gỗ MFC là loại ván dăm được phủ nhựa Melamine có đặc điểm nổi bật đó là không được mịn, thô ráp. Cốt gỗ ván dăm có rất nhiều loại để phân biệt qua màu sắc ví dụ như cốt trắng, cốt xanh chịu được ẩm, cốt đen..

MDF                

Gỗ MDF là ván sợ có mật độ trung bình. Với cốt ván được làm từ sợi gỗ/ bột gỗ do đó mà trong phần lõi ở mặt cắt rất mịn. Cạnh ván thường mịn hơn so với ván dăm nên khi cắt sẽ không bị mẻ cạnh.

Ứng dụng gỗ HDF - Những mẫu cửa đẹp từ gỗ HDF

Gỗ HDF ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được sử dụng ngày càng nhiều trong việc làm đồ nội thất. Trong đó thì việc sử dụng gỗ HDF cho cửa gỗ đang rất phổ biến hiện nay. Các bạn có thể tham khảo những mẫu cửa gỗ HDF dưới đây nhé.

Vậy là bài viết này Kiến Trúc An Nhiên đã cung cấp tất tần tật những thông tin về gỗ HDF như Gỗ HDF là gì ? CÁc mẫu cửa gỗ HDF và cách phân biệt MFC - MDF và HDF. Hy vọng thông qua những thông tin này các bạn đã có thể hiểu hơn về loại gỗ công nghiệp này để có cho mình sự lựa chọn tốt nhất.


Các tin bài khác