0988706411
Cây Lan Quân Tử còn có những tên gọi khác đó là: Lan Huệ Cam, Huệ Đỏ hay Đại Quân Tử. Chúng có tên khoa học là Clivia nobilis. Cây thuộc họ Thạch toán – Amaryllidaceae, có xuất xứ từ Nam Phi. Là loài cây thuộc thân thảo, sống lâu năm, cây có chiều cao từ 30 cm đến 90 cm. Lan Quân Tử có bộ rễ khỏe mạnh lan rộng và ăn sâu. Lá cây Lan Quân Tử đỏ có màu xanh đậm, dạng bẹ mọc từ gốc, lá cây mọc đối xứng, nhẵn các lá được xếp lại với nhau tạo thành thân giống như là cây chuối.
Lan Quân Tử là cái tên giàu ý nghĩa và đủ gây ấn tượng với bất kỳ ai. Đúng như tên của nó vừa đẹp người lại vừa đẹp nết: dáng cây sang trọng, yêu kiều, có hoa đẹp rực rỡ, lâu tàn, cây khỏe mạnh, chịu đựng được những hoàn cảnh khắc nghiệt.
Hoa cây Lan Quân Tử mọc thành cụm trên đỉnh của thân giả có nhiều nhánh, mỗi nhánh cây có từ 2 đến 3 hoa chụm lại nằm chen chúc với nhau trên những chiếc lá xanh bóng của cây. Cánh hoa mềm mịn, thường có màu vàng hay màu đỏ, ở giữa là màu cam.
Thời gian hoa nở tùy thuộc vào điều kiện khí hậu mà có thể tươi từ 2 tuần đến cả tháng. Hoa cây có hình chuông, có từ 4 đến 8 cánh, hoa mọc thành chùm từ 12 đến 16 bông. Những bông hoa lan nổi bật trên nền lá xanh mướt.
Tại sao cây lại có tên là Lan Quân Tử, ý nghĩa phong thủy cách trồng và chăm sóc, những ứng dụng của loài lan này ra sao, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Hoa Lan Quân Tử tên gọi được xuất phát từ đặc điểm cây kháng chịu được điều kiện khắc nghiệt, dù là điều kiện bất thuận như là đất quá khô hay quá ướt thì cây vẫn có thể sống mạnh mẽ. Giống như là người quân tử biết nhẫn nại trong những hoàn cảnh khốn cùng.
Cây hoa được coi là loài hoa sang trọng, vương giả mang lại sự danh giá, phú quý cho chủ nhân của nó. Hoa nở vào dịp tết đây như là một điềm lành, giúp xua đi xui xẻo và mang đến một năm mới may mắn, thịnh vượng. Cây chính là biểu tượng của tài khí và thịnh vượng.
Đặc biệt là lá của cây rộng và dày, bên trên lá có nhiều lông tơ và lỗ khí và có khả năng tiết ra lượng dịch lớn có tác dụng là thanh lọc không khí, hút bụi rất tốt. Chính vì vậy mà loài cây này được coi là loại máy điều hòa tự nhiên.
Cây Lan Quân Tử được coi như là một “loài hoa kim tiền”, nó có ngụ ý về sự giàu có và văn minh. Đây là loài hoa lí tưởng để trồng trong nhà với lá cây xanh và bóng, hoa màu đỏ cam và hướng lên trên như ngọn lửa. Mùa hoa nở từ khoảng tết dương lịch cho đến sau tết Nguyên đán.
Theo như nhiều người thì cây có thể cảm nhận được tư tưởng của những người trong gia đình. Nếu như gia đình bất hòa hay đang ở trong vận hạn thì cây sẽ không nở hoa, còn khi nhà sắp có niềm vui thì cây liền trổ hoa báo trước, đó có nghĩa là “Báo Hỷ Hoa”.
Cây lan Quân Tử là loài cây ưa Dương và chúng có thể phân biệt được âm dương, vì vậy mà khi bố trí ở những vị trí ẩm thấp hay tối thì cây sẽ phát triển yếu ớt, không ra hoa. Nếu như nhà nào thiếu Dương Khí thì khi bày sẽ có phản ứng, theo đó thì gia chủ có thể cải tạo để cung cấp thêm ánh sáng mặt trời và tạo ra Dương Khí.
♦ Nếu như bố trí ở cửa trước thì biểu thị cho phong cách quân tử của chủ nhân, khách đến thăm nhà vừa có thể ngắm hoa lại vừa hiểu được phong cách của gia chủ.
♦ Nếu bày Lan Quân Tử ở phòng đọc sách thì đó như một lời tự nhắc nhở bản thân phải luôn sống và làm như một người quân tử.
♦ Nếu bày ngay trên bàn làm việc, bên tay trái của chủ nhân khi ngồi làm việc thì Vượng Thanh Long tất có quý nhân phù trợ.
♦ Nếu như đặt trên cửa nhà vệ sinh thì ngoài tác dụng làm đẹp thì chúng còn có thể hấp thu và chuyển hóa khí độc từ nhà vệ sinh thải ra ngoài, làm sạch môi trường trong nhà và phòng làm việc.
Cây có 2 màu chủ đạo là màu của lá và màu hoa. Hoa cây có màu cam, theo phong thủy đây là màu của bản mệnh hành Hỏa, Hỏa sinh Thổ, vì thế hoa Lan Quân Tử thích hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Năng lượng tích cực, sự lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống và vượng khí phát sinh nếu những người thuộc 2 cung mệnh này trồng cây trong nhà hoặc nởi làm việc.
► Người mệnh Hỏa sinh vào các năm: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995).
► Người thuộc mệnh Thổ tương ứng với những năm sinh: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007).
Ngoài ra, cây Lan Quân Tử hợp tuổi nào, câu trả lời là tuổi Mùi, là những người sinh năm Kỷ Mùi (1979) và Tân Mùi (1931, 1991).
Đây là loài cây thân thảo vì vậy nên Lan Quân Tử cực kỳ dễ chăm sóc tưới ít nước cũng được mà tưới nhiều nước cây cũng vẫn sống tốt. Tuy nhiên nếu như chăm sóc đúng cách thì cây sẽ tươi, lá căng mọng và nhìn có nhiều sức sống.
Cây Lan Quân Tử là loại cây phát triển khá mạnh nếu như ở điều kiện thích hợp, vì vậy bạn hãy cung cấp cho cây lượng nước thường xuyên. Nhưng hãy nhớ là không nên tưới quá nhiều nước, bạn chỉ cần tưới nước đủ để giữ ẩm đất cho cây là được. Và điều quan trọng đó là nếu như thiếu nước 1 chút thì cây sẽ không chết nhưng nếu như nhiều quá thì cây dễ bị thối, vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy tưới như những cây văn phòng khác còn nếu như để cây trong nhà thì 1 tuần tưới 1 lần là được, còn để ngoài trời thì 1 tuần tưới 2 lần là được.
Đây là loại cây thích nghi tốt với những điều kiện khắc nghiệt nên cây Lan Quân Tử có thể để nơi có nắng to hay trong nhà có ánh điện đều được. Mặc dù bản chất của nó là loài cây ưa mát, nơi có nhiều gió và ánh nắng nhẹ của buổi sáng và chiều tối. Chính vì vậy để đảm bảo cây phát triển tốt và ra hoa thì nơi thích hợp để trồng đó là: ban công, cửa sổ hay trồng dưới những cây lớn có bóng râm.
Nhiệt độ thích hợp để trồng Lan Quân Tử đó là từ 15 đến 25 độ C, ở nhiệt độ này thì cây sẽ phát triển mạnh nhất bởi đó là khung nhiệt độ trời mùa xuân. Nếu như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh thì cây sẽ ngưng phát triển và chuyển sang trạng thái ngủ đông ngừng hoạt động. Vì vậy nếu như trời quá nóng hay quá lạnh thì bạn nên mang cây vào nhà.
Đất trồng thích hợp nhất đối với Lan Quân Tử phải là đất chua, thoáng khí, giàu dinh dưỡng. Tỉ lệ đất tốt nhất đó là 6 mùn, trấu hun + 2 lá khô mục +1 đất cát và 1 phân hữu cơ. Hay đơn giản hơn bạn có thể trộn đất vườn với nhiều sơ dừa kèm thêm 1 ít phân bón trong đất là được. Bạn cần phải đảm bảo là đất thoáng và nhiều dinh dưỡng để cây có thể phát triển tốt là được.
Có rất nhiều cách để bạn có thể nhân giống Lan Quân Tử như là tách nhánh, trồng từ hạt… Tuy nhiên trồng từ hạt rất khó để nảy mầm thành cây và thời gian cũng lâu hơn và dễ nhất là tách nhánh từ chính cây mẹ.
Phương pháp trồng cây hoa Lan Quân Tử bằng cách gieo hạt. Trước khi bắt đầu gieo hạt bạn cần phải chuẩn bị chậu, khay hay hố trồng trước. Đất trồng tốt nhất là nên lấy lớp đất tơi xốp chứa mùn lá cây của bề mặt đất những khu rừng, sau đó bạn trộn thêm 1/3 cát sạch là có thể dùng được. Bạn ngâm hạt giống vào nước ấm từ 30 đến 35 độ C, trong vòng khoảng 30 phút sau đó để ráo là có thể đem đi trồng. Lưu ý là chậu hoa sau khi gieo hạt tốt nhất là nên đặt ở nơi có nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C và độ ẩm phải duy trì mức khoảng 90%, sau 1 đến 2 tuần hạt sẽ nảy mầm và mọc rễ.
Trồng cây bằng phương pháp nhân giống tách nhánh, phương pháp này khá đơn giản mà tính di truyền lại tương đối ổn định. Bạn có thể giữ được đặc tính của cây mẹ. Khi ươm mầm, trước tiên sẽ nhổ cây mẹ ra khỏi chậu, giũ sạch đất và tìm ra mầm phụ có khả năng làm cây con, sau khi tách cây con ra có thể trồng trực tiếp lên chậu. Bạn nên trồng cây trên cát sạch và sau khi trồng có thể tưới một lần đẫm nước. Rồi đợi khoảng 2 tuần sau, khi vết thương đã lành thì mới trồng lên chậu đất, thường thì sau 1 đến 2 tháng cây sẽ mọc rễ mới.
Để đảm bảo cho cây có thể phát triển tốt thì hàng tháng bạn bón phân điều độ bằng NPK 20-10-10 , hay là phân vi sinh, phân trùn quế… Khi cây xấu yếu bạn có thể hòa loãng phân NPK và tưới vào gốc cây.
Các bệnh thường gặp và cách bài trừ
Khi trồng cây Lan Quân Tử thường hay gặp bệnh héo rũ gốc và mốc trắng. Để có thể phòng tránh bạn chỉ cần tưới dung dịch Carbendazim 50% đem pha loãng với tỉ lệ 1:500 rồi tưới vào gốc cây hay vùng đất xung quanh. Ngoài ra bệnh thối lá và bệnh thán thư hay là vỏ cứng cũng hay thường gặp. Nếu như gặp trường hợp này thì bạn cần cắt bỏ phần bị thối và để ở nơi khô thoáng. Bạn có thể dùng Streptomycin và Oxytetracyline pha loãng với tỉ lệ 1:5000 phun hay bôi lên nốt bệnh.
====> Mời bạn tham khảo thêm: ý nghĩa cây Tùng Thơm - Mệnh và tuổi hợp trồng cây Tùng Thơm.