0988706411
Cách tính diện tích mái nhà như thế nào nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các chủ đầu tư. và trong bài viết này Kiến Trúc An Nhiên sẽ chia sẻ cách tính diện tích áp dụng cho từng loại mái nhà thông dụng nhất. Mái nhà được coi là một trong những bộ phận quan trọng giống như " bàn tay người mẹ che chở cho đàn con". Nó không những giúp che nắng, che mưa hay chống nóng mà còn giúp tăng thẩm mỹ mang đến sự ấm áp, hòa thuận trong gia đình. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách tính diện tích mái nhà, cách tính diện tích mái ngói để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về công thức tính diện mái được các công ty kiến trúc áp dụng để tính chi phí thiết kế nhà.
Cách tính diện tích mái nhà trong phạm vi bài viết áp dụng đối với mái bằng và mái dốc, riêng mái dốc tính chi tiết hệ số rất phức tạp nên chúng tôi sẽ dành riêng một bài để nói về vấn đề này. Mái bằng và mái dốc ( kiểu mái thái ) trở nên quen thuộc và chiếm 70% số công trình nhà ở áp dụng.
Rất nhiều gia đình thiết kế mái nhà của họ mang hơi hướng của phong cách văn hóa phương Tây với các kiểu tiện nghi, hiện đại. Chẳng hạn như hệ mái nhà có khung nhôm kính, mái nhà được lợp từ những tấm nhựa thông minh mang đến cảm giác thông thoáng, thoáng đãng như ngoài trời, dễ dàng ngắm nhìn vào cảnh vật xung quanh và tận hưởng vẻ đẹp từ thiên nhiên. Hoặc một số kiểu mái nhà khác như mái lệch, mái nhà có chiều dài hai bên mái khác nhau, mái nhà kết hợp nhiều hình dáng khác nhau…không những mang đến cảm giác mới lạ mà còn tạo sự ấn tượng cho cả những người vô tình nhìn thấy.
Những mẫu thiết kế biệt thự cổ điển áp dụng kiểu mái vòm để tôn vẻ ngoài bề thế sang trọng cho ngôi nhà. Thiết kế mái có phần cải tiến hơn để đáp ứng với điều kiện sống. Có nhiều chất liệu để tạo hình mái giản dị hơn, cổ điển hơn như sử dụng gỗ, tre, nứa, ngói nung…kết hợp với các vật liệu như xi măng, tôn để tạo thành mái thái hay mái tôn. Cách tính diện tích mái nhà này trong xây dựng cũng thường phức tạp hơn nhiều so với các loại khác.
Đây hiện là mẫu thiết kế nhà hiện đang được ưa chuộng hiện nay. Để mang đến sự ấn tượng, độc đáo, bạn có thể lựa chọn nhiều chất liệu khác nhau, miễn sao tạo được hình dáng hài hòa, hợp lý là được.
Những mẫu thiết kế biệt thự đẹp hiện đại 2019
Cách tính diện tích mái nhà một cách khoa học và được các công ty kiến trúc áp dụng khi tính chi phí thiết kế. Một ví dụ đặt ra là có một ngôi nhà được xây dựng trên một diện tích đất có ô đất là hình chữ nhật và mặt sàn chính xác là 82m2. Trong đó, chiều dài của ngôi nhà này là 11,7m, chiều cao tính từ đỉnh mái tôn đến kèo thép là 2m. Vậy cách tính diện tích mái nhà này như thế nào, là bao nhiêu?
Từ phần dữ liệu này, ta sẽ có thể ra được chiều rộng của ngôi nhà trên lô đất có diện tích hình chữ nhật là: 82/11,7= 7m. Từ đỉnh của mái hạ theo một đường cao xuống chiều rộng sàn nhà sẽ được tính là trung điểm của chiều rộng. Qua đó, ta sẽ tính được một nửa của chiều rộng ngôi nhà là khoảng 3,5m.
Phần mái và khung kèo thép có một hình tam giác, tính từ phần đỉnh kèo thép trở xuống, ta sẽ được thêm 2 tam giác vuông đều nhau. Có 2 phần cạnh góc vuông chính là nửa chiều rộng và chiều cao kèo thép của ngôi nhà. Áp dụng công thức tính toán trong việc tính cạnh huyền của tam giác vuông ta sẽ được: b2= a2+c2= 5,5m. Đây cũng chính là cách tính độ dài trong chiều dốc mái tôn.
- Mái bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 60% diện tích của mái.
- Mái ngói vì kèo sắt tính 60% diện tích nghiên của mái
- Mái bê tông dán ngói tính 85% diện tích nghiên của mái
- Mái tôn tính 30% diện tích của mái
Từ những dữ liệu trên, ta sẽ có cách diện tích mái nhà ( có thể áp dụng cho mái tôn) của ngôi nhà này như sau: (Chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn= (5.5 x 2) x 11.7= 128.7m2.
Với những ngôi nhà có diện tích khác, chúng ta cũng có thể áp dụng theo mô hình như trên cho dễ tính và áp dụng công thức trên nhằm kiểm soát tốt nhất cho việc tính toán.
Ngoài việc dùng kinh nghiệm xây nhà chúng ta cũng cần có một công thức tính toán cụ thể khoa học để dự trù kinh phí xây dựng ngôi nhà. Cụ thể, việc tính toán như sau. Dưới đây là một trong những ví dụ về cách diện tích mái giúp bạn dễ hình dung nhất và cũng dễ tham khảo nhất:
- Phần móng băng: áp dụng từ khoảng 30%-50% diện tích
- Phần móng cọc BTBT ( chưa tính phần cọc)
- Sân thượng MBTCT khoảng từ 50%-70% diện tích
- Phần mái tôn từ khoảng 30%-50% diện tích nhà
- Tầng hầm trong ngôi nhà ( nếu có) sẽ có từ 140%-200% diện tích
- Diện tích xây dựng của các tầng hầm, bao gồm cả cầu thang, chuồng cu đều được tính 100% diện tích
Chẳng hạn như: Công trình có quy mô gồm mặt tiền 5m, chiều sâu 20m thì sẽ có diện tích 100m2, trong đó bao gồm 1 tầng hầm + 3 tầng lầu+ 1 sân thượng với đơn giá thi công trọn gói là 5.000.000đ/m2.
Móng băng 50% x 100m2 = 50m2
Tầng hầm : 200% x 100m2 = 200m2
Tầng 1 : 100% x 100m2 = 100m2
Tầng 2 : 100% x 100m2 = 100m2
Tầng 3 : 100% x 100m2 = 100m2
Sân thượng : 70% x 100m2 = 70m2
=> Tổng diện tích xây dựng = 50m2 + 200m2 + 100m2 + 100m2 + 100m2 + 70m2 = 620m2
=> Tổng chi phí = 620m2 x 5.000.000 = 3.100.000.000 đ ( Ba tỷ một trăm triệu Việt Nam đồng).
Như vậy, dựa trên cách tính như trên, nếu như một lô đất có diện tích mặt tiền 5m, chiều sâu 100m và tổng diện tích toàn bộ các mặt sàn là 620m2 thì chi phí xây dựng trọn gói sẽ nằm trong khoảng ba tỷ một trăm triệu Việt Nam đồng.
- Chi tiết cách tính diện tích sàn xây dựng áp dụng cho tất cả mọi trường hợp.
Theo phong thủy nhà ở thì mái nhà rất quan trọng bởi nếu như không kiêng kỵ sẽ dễ gây nên hiện tượng chạm, gió lùa và ảnh hưởng đến những người sinh sống bên trong.
Về cấu tạo của góc mái nhà, điểm xung yếu của phần mái nhà thường chủ yếu tập trung vào những chi tiết bằng gỗ hoặc đắp vữa để khóa góc cứng tại mái, kết hợp cùng với các họa tiết trang trí để tạo thành những đầu đao mang đến ý nghĩa tâm linh. Khi mở cửa sẽ nhìn vào góc mái chĩa vào nhà mình sẽ tạo nên cảm giác bất an.
Để mái nhà vững chắc nhất trong mùa mưa gió của miền nhiệt đới, thường thì ông cha ta hay dùng rơm rạ để làm mái bởi đây là chất liệu ngậm nước, mang đến khả năng thoát nước mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, người ta thường mái sử dụng các loại vật liệu như tấm lợp sinh thái, tôn, ngói. Dù vật liệu gì thì phần mái vẫn cần phải đảm bảo về độ dốc để lượng thoát nước khi mưa càng nhanh càng tốt.
Ngoài ra, cũng cần phải đảm bảo về yếu tố cách nhiệt, mái cần phải mát mẻ vào mùa hè nóng bức. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần phải tránh những loại mái có nóc nhà hình tam giác, mái dốc về một phía, mái ở giữa cao, hai bên thấp….
Mái ngói vẫn là một trong những lựa chọn thông dụng tại Việt Nam giúp mang đến sự thông thoáng và khả năng thoát nước nhanh. Tuy nhiên, nếu như khi bị trời mưa, kiểu mái này thường dễ bị dột lúc trời mưa và ảnh hưởng đến các thiết bị nội thất trong nhà.
Là loại mái có chi phí rẻ cũng như thời gian thi công cũng nhanh hơn mái ngói, tạo tính thẩm mỹ cao, phù hợp với các không gian sử dụng rộng lớn như nhà kho, nhà xưởng… Do tính chống nóng không cao nên mái tôn thường không được dùng nhiều để ở. Với những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hình dung được cách tính diện tích mái nhà chuẩn để chuẩn bị tốt nguyên vật liệu xây dựng và chi phí.